Chuyển đến nội dung chính

Tập truyện của TÀO ĐÌNH, vào xem đi !!!

Tập truyện của TÀO ĐÌNH, vào xem đi !!!

Tuyển tập Tào Đình



Các tác phẩm của Tào Đình: Download tại đây

Món canh tình ái (Xin lỗi em chỉ là con đĩ)
Thiên thần sa ngã
Yêu anh hơn cả tử thần
Hồng hạnh thổn thức
Anh trai em gái
Hôn lễ tháng 3
Phấn hoa lầu xanh

Update Phấn hoa lầu xanh 

Tào Đình (Sinh năm 1985), với nick name là Bảo Thê tưởng như còn quá trẻ so với những gì mình đã làm được. Được độc giả Việt Nam biết đến với tác phẩm rất “đình đám” có tựa đề “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”, Tào Đình được coi là thế hệ nhà văn trẻ đầy hứa hẹn và “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” được đánh giá là tác phẩm văn học “kinh điển” mới của dòng văn học mạng.

Với những tác phẩm đã từng xuất bản ở Việt Nam như Xin lỗi, em chỉ là con đĩYêu anh hơn cả tử thầnThiên thần sa ngã; Hồng hạnh thổn thứcAnh trai em gái... Tào Đình, nhà văn trẻ Trung Quốc đã gây nên một cơn chấn động nho nhỏ trong lòng độc giả Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ. Trong các tác phẩm của mình, Tào Đình chủ động xây dựng hình tượng về những phụ nữ xinh đẹp có quá khứ không hạnh phúc. Họ dù bứt lên trong hiện tại để sống thì cuối cùng vẫn gặp lại hình ảnh cũ của mình trong quá khứ, như một sự bám đuổi quyết liệt, day dứt và điều đó khiến những câu chuyện luôn luôn kết thúc trong bi kịch. Chính điều này khiến những tác phẩm của Tào Đình có những chi tiết thực sự khiến cho người đọc cảm thấy đôi phần ngột ngạt, bí bức. Ngột ngạt mà vẫn đọc, đọc như tìm thấy được một phần mình trong đó.



Các tác phẩm

Xin lỗi em chỉ là con đĩ
(Món canh tình ái)
Xin lỗi, em chỉ là con đĩ là tác phẩm đầu tay trên blog của tác giả người Trung Quốc Tào Đình (bút danh Bảo Thê) viết năm 2004 khi còn đi học. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Hà Niệm Bân, một chàng trai có công ăn việc làm ổn định và một cô gái trẻ tên Hạ Âu, người luôn tự xưng và bị coi là một con đĩ. 

Với cách viết đầy ấn tượng phảng phất phong cách linglei (dạng văn học nổi loạn của giới trẻ Trung Quốc), vốn dễ được bạn đọc trẻ cảm nhận, tác giả đã miêu tả các nhân vật với những ngôn từ mạnh mẽ đến mức đôi khi sống sượng. Nhân vật Hạ Âu được miêu tả là một “con điếm không yêu nghề, không trách nhiệm trong công việc”, Hà Niệm Bân tự nhận mình “giống hệt mọi thanh niên thành thị, nghèo đến nỗi chỉ còn mỗi tiền bạc”.

Thế nhưng, nếu bất cứ ai cho rằng tác phẩm này cũng toàn yếu tố tình dục, nổi loạn giới tính như nhiều tác phẩm linglei khác thì chắc phải xem lại. Từ “đĩ”, “điếm” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, từ nhân vật nữ chính đến mẹ của cô ta, thế nhưng ở những con người đó ta không hề gặp một sự dâm đãng hay thác loạn nào, chỉ thuần túy một nỗi đau của cuộc sống hiện đại. Nhân vật nam chính, người ban đầu luôn coi Hạ Âu là một cô gái đĩ, gái bao, luôn tự đè nén tình cảm của mình vì cho rằng một người đàn ông chân chính không thể “yêu một con đĩ” dần dần đã thay đổi trước sự dịu dàng, trước tình yêu của cô gái đối với mẹ của mình và với chính anh. 

Tác giả đã khéo léo dẫn dắt tuyến truyện đi đến một đoạn nút khi chàng trai rốt cục đã vượt qua chính quan niệm cũ để nói một câu đầy cảm động: “Anh sẽ bằng lòng cưới một con đĩ, nếu đó là em”. Có lẽ, đây chính là điều mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc, một cô gái như Hạ Âu, người từ đầu đến cuối bị hiểu nhầm như một con đĩ thực sự lại tốt đẹp hơn rất nhiều người khác.


Thiên thần sa ngã
Truyện kể về một người đàn ông giàu nhất Trung Quốc đăng tin kén vợ. Vì là một đại tỉ phú nên những yêu cầu của ông ta cũng thật “khác người” như: “Đại tỉ phú tìm bạn đời… chiều cao hơn 1,65 m, tuổi từ 20-25, trình độ trung cấp trở lên, không có những sở thích xấu, thuần khiết trong sáng, chưa biết đến tình dục…”. Và đã có bao nhiêu câu chuyện bi hài xảy ra xung quanh cái mẩu quảng cáo con con này.

Xung quanh chuyện kén vợ của tỉ phú Tào Lợi Hồng là một “Tấn trò đời” với đủ âm mưu, thủ đoạn, tình tiết éo le, trớ trêu, tiền, tình, hỉ, nộ, ái, ố, tham… đầy bi hài. 

Tất cả những người trong cuộc ai cũng nghĩ mình là kẻ nhận được của Trời cho nhưng hóa ra đó chỉ là Trò chơi oái oăm của ông Trời, của số phận. Chỉ đến khi, tình yêu tuột khỏi tay, vụt bay đi mất, mọi người mới nhận ra giá trị của hạnh phúc là gì, và nó có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình như thế nào.

Thiên thần sa ngã mang đến những câu chuyện rất thật, những cái nhìn hết sức rõ nét về một thế hệ trẻ say mê “dịch chuyển” trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Và đâu đó, hình ảnh những thanh niên trẻ của xã hội chúng ta cũng được khắc họa khá rõ ràng.


Yêu anh hơn cả tử thần
“Yêu anh hơn cả tử thần” là câu chuyện tình yêu lãng mạn mang một chút màu sắc cổ tích thần thoại. Tác giả của câu chuyện còn rất trẻ và hai nhân vật chính của chuyện là Mễ Bối và Mạc Ngôn Hy cũng rất trẻ, thế nên khi thưởng thức câu chuyện, ta có một cảm giác rất ngọt ngào và nhẹ nhõm tựa như đang thưởng thức một quả dâu tây. Quả thật là một cuốn sách rất phù hợp với những người trẻ tuổi, lứa tuổi mà tình yêu đang ở thì sôi nổi nhất, rạo rực nhất.

Mễ Bối là một Tiểu tiên nữ của Thiên đình vì mắc tội mà bị đày xuống hạ giới. Mang sắc đẹp hoàn hảo của một Tiên nữ nhưng cô gái mồ côi - Mễ Bối cũng phải nếm trải đủ những nhục nhằn của một người phàm tục. Cho đến khi được gia đình nhà họ Mạc nhận nuôi, cô đã gặp Mạc Ngôn Hy, người con duy nhất của gia đình này - một anh chàng mang bản tính kỳ quái, vừa thô lỗ cục cằn lại vừa bê tha bệ rạc. Một sợi dây duyên nợ tiền kiếp đã kết nối 2 người lại với nhau, tình yêu nảy nở giữa Mễ Bối – cô gái câm xinh đẹp - con nuôi nhà họ Mạc và Mạc Ngôn Hy, chàng trai có số phận trớ trêu bất hạnh – công tử duy nhất của Mạc gia. Nhưng Mễ Bối là Tiên nữ, là con dâu tương lai của Ngọc Hoàng, nàng không thể yêu một người phàm tục, nếu cứ tiếp tục người nàng yê sẽ phải chết. Câu chuyện từ đây rẽ sang một hướng khác kịch tính hơn, hấp dẫn hơn nhưng vẫn nhẹ nhàng và lãng mạn đúng như bản chất của tình yêu vậy.

“Yêu anh hơn cả tử thần” như là một câu chuyện cổ tích hiện đại có thần tiên, có sự luân hồi, đầu thai, có tình yêu giữa Tiên nữ và người trần. Tình yêu của Mễ Bối và Mạc Ngôn Hy được Tào Đình đặt vào bối cảnh rất trong sáng và lãng mạn nhưng không vì thế mà mất đi sự quyết liệt, sẵn sàng hy sinh tất cả cho người mình yêu. Tình yêu trong trẻo của Mễ Bối đã hóa giải được một Mạc Ngôn Hy bất cần và sa đọa, đưa anh trở về đúng con người mình của những ngày trước, trở về với một Mạc Ngôn Hy tài tử trên những phím dương cầm. Không những thế, tình yêu đó còn khiến Mễ Bối quên đi mình là một Thần tiên mà sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu sống người yêu khỏi đòn ghen tuông mù quáng của Cửu Hoàng. Kịch tính lên đến cao trào khi Mễ Bối hay tin Mạc Ngôn Hy đang bị AIDS ở giai đoạn cuối, nàng đã làm gì? Đã hành động như thế nào? Quả thực những hành động đó của Mễ Bối chỉ có tình yêu mới lý giải nổi tại sao, tình yêu mới hiểu nổi thế nào!

Mặc dù bối cảnh của câu chuyện không quá rộng, tình yêu của các nhân vật trong chuyện cũng không phải là quá độc đáo nhưng chỉ cần đọc những dòng đầu tiên mà Tào Đình đặt bút viết là ta có thể hiểu tại sao “Yêu anh hơn cả tử thần” lại cuốn hút đến như thế. Viết về một đề tài cũ, chuyển tải một thông điệp cũng đã rất phổ biến trong văn chương, nhưng con đường mà Tào Đình vẽ ra đã khéo léo dẫn dụ được những tâm hồn độc giả phải “lạc đường” trong đó rất lâu, đến ngay cả khi câu chuyện đã kết thúc mà vẫn còn phải ngơ ngẩn, như vẫn còn muốn đi tìm kiếm mùi hoa đào trên cơ thể Tiểu tiên nữ trong mê cung của tình yêu mà thực chất đó là mê cung của văn học Tào Đình.

Dù có thể bạn chưa yêu, có thể đang hạnh phúc với tình yêu hay đau đớn khi tình yêu tan vỡ, nhưng khi đọc “Yêu anh hơn cả tử thần” bạn vẫn sẽ tìm thấy cho mình một góc riêng đồng cảm. Khoảng trời nhỏ bé đó sẽ chứa đựng đầy đủ những hỉ, nộ, ái, ố mà ai cũng sẽ đều gặp phải trong tình yêu của mình, soi mình vào đó bạn sẽ được tình yêu ru lòng yên bình trong cuộc sống đầy bất ngờ và biến động này.


Hồng hạnh thổn thức
Truyện xoay quanh cuộc sống của chàng trai Đinh Tuấn Kiệt và cô thiên kim tiểu thư Lâm Tiểu Nê. Họ yêu nhau, họ xa nhau, họ có những vướng mắc trong cuộc sống, họ có khoảnh khắc hạnh phúc, họ đến với nhau, họ cùng sinh ra những đứa con mà họ hết mực yêu thương, để rồi họ chia tay nhau vì những lý do thật sự không ai ngờ tới. Không ào ạt dồn dập, không đi theo một logic nào, tình cảm của họ cứ trôi một cách ngẫu hứng để rồi họ cảm thấy yêu nhau từ lúc nào không biết. Một chàng trai thành đạt và có phần khó tính, hơi truyền thống, một cô gái nhí nhảnh, hồn nhiên, một cặp đôi so le ... hạnh phúc.

Chẳng biết các bạn đọc vào rồi sẽ cảm thấy như thế nào, riêng mình thì bị ám ảnh ghê gớm. Mặc dù đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi tạm cho là "có hậu" của Tào Đình, tuy nhiên về cách thể hiện mà nói dễ đem lại cho người đọc những cảm giác bức xúc, nặng nề trên từng trang sách (xin lỗi, hơi nói quá!). Bạn chắc không thể nào quên nổi hình ảnh một Lâm Tiểu Nê hồn nhiên, tinh nghịch nhưng không kém phần sôi nổi trong tình yêu; một Đinh Tuấn Kiệt chững chạc nhưng cũng có lúc phải "méo mặt" vì những trò đùa của Tiểu Nê; một Lý Gia Nam cần cù chịu thương chịu khó để rồi kết thúc cuộc đời mình trong bi thảm; một Giai Nhiên ngỡ đâu quân tử chính hiệu, hóa ra....

Hạnh phúc tuởng như đã đuợc định đoạt, thế nhưng "... có ai ngờ rằng, có một số việc nhìn qua thì thấy bình yên nhưng kỳ thật sau chúng tiềm ẩn rất nhiều phong ba, nhưng không ai có thể suốt đời dẹp yên được những trận phong ba đó."

Một cái kết đầy bất ngờ sẽ là lời giải đáp cho tất cả mớ bòng bong trên...


Anh trai em gái

Một cái kết có hậu như một “phần thưởng” xứng đáng cho các nhân vật. Dẫu có những hiểu lầm, có những nỗi đau, có những khoảnh khắc tạm thời xa cách… nhưng suy cho cùng, tất cả cũng chỉ vì tình yêu - tình người. Trong thế giới nhân vật của “Anh trai em gái” không có người xấu!

An An luôn phải sẻ chia - tình mẹ, tình anh: cô phải chia với chị, người chị câm

tội nghiệp... Cô vẫn yêu chị với một tình yêu “thơ ngây”, lúc nào cũng ở bên chị. “Có một loại kẹo, tỏa hương thơm phức, rất đắng nhưng đúng là kẹo, vì thế có tên Kẹo Đắng”.

Mai Mai yêu anh trai Dương Dương. Người ta sẽ nói đó là tình yêu tội lỗi, có lẽ đúng, nhưng hoàn toàn không phải là thứ tình yêu bệnh hoạn của những kẻ có vấn đề về tâm lý. Tình yêu đó tuy tội lỗi nhưng lại rất đáng thương. Bởi Mai Mai là cô gái câm.

Từ nhỏ Mai Mai đã giam mình trong một thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc. Cô sợ bị chế giễu, sợ tất cả mọi người, chỉ trừ người thân. Trong thế giới người thân đó, người cô đặc biệt yêu quý lại là anh trai - đã có lần cậu bé 7 tuổi đó dũng cảm lao vào đánh lũ trẻ hàng xóm vì chúng gọi em gái cậu là “con câm”. Cũng từ thời điểm ấy, đứa trẻ câm lặng, nhút nhát đã tìm được chỗ dựa tinh thần. Nhưng cũng từ ấy, những toan tính, đố kỵ, ghen ghét bắt đầu xuất hiện.

Mai Mai từng yêu quý, thậm chí là ngưỡng mộ người em gái sinh đôi láu lỉnh, thông minh, hoạt bát, dễ thương… Vậy mà rồi cô đã ghen - ghen với cả tiếng gọi “anh” nũng nịu, ngộ nghĩnh của An An.

Người anh thích An An, đó là điều dễ hiểu - ai mà chẳng thích một cô bé đáng yêu lúc nào cũng líu lo, nhí nhảnh. Nhưng không ngờ, nó lại làm cho một trái tim trẻ thơ khác hờn ghen. Và từ khi cái ý nghĩ muốn độc chiếm người anh len lỏi vào đầu một đứa trẻ năm tuổi, có lẽ, nó đã không còn trẻ thơ, và chắc chắn sẽ không bao giờ còn có được niềm vui hồn hậu của trẻ thơ nữa. Tự nó đã đẩy mình bước vào vòng xoáy của những mâu thuẫn giằng xé giữa hờn ghen ích kỉ và tình yêu thương, lòng mến mộ.

Cố gắng giành lấy tình yêu mến của anh trai bằng mọi thủ đoạn, có chắc lòng Mai Mai được thanh thản? Bởi dẫu sao thì: “Chị em sinh đôi, chị em như hoa, tương thân tương ái không rời xa”.

Một lần, An An bất ngờ bị ngã - một vết sẹo dài (bạn bè vẫn gọi nó là yêu quái) theo An An suốt cuộc đời, nhức nhối trong tim cô một nỗi đau, một niềm day dứt. Vì sao cô ngã? Thâm tâm cô biết rất rõ, biết nhưng lại không dám tin, hoặc cố quên đi. Không chỉ vì nó khiến cô không còn được “hoàn mỹ”, hơn tất cả, đó là sự tổn thương ở trong tâm hồn - có lẽ, vết sẹo ấy khó lòng lên da non trong trái tim đa cảm của cô.

Hiếm người thấy cô buồn. Cô luôn có vẻ tinh nghịch, bất cần. Tất cả, kể cả người thân, vẫn nghĩ An An là một cô bé đơn giản, sống bồng bột. Có ai hình dung cô thế nào trong những khoảnh khắc mơ màng đứng bên cửa sổ, ánh mắt u ám nhìn xa xa, khao khát về một ngọn đèn cho riêng mình? “Có bao nhiêu ngọn đèn là có bấy nhiêu gia đình. Bao giờ mới có một ngọn đèn thuộc về em?!” Ai hiểu được cô bé sôi nổi ấy lại có những lúc giống “một đứa trẻ từ lâu lang thang, không người thân thích”.

An An chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn, niềm vui trọn vẹn, tình yêu thương trọn vẹn. Cô luôn phải sẻ chia - tình mẹ, tình anh: cô phải chia với chị, người chị câm tội nghiệp; tình yêu đầu đời: cô cũng phải sẻ chia vì… cô là người đến sau. Chỉ có hoài niệm, nỗi nhớ, niềm đau và… vết sẹo là thật sự thuộc về riêng cô, trọn vẹn của cô.

An An yêu mẹ, yêu anh trai nhưng cô phải xa cách với họ, lững lờ sống bên cạnh họ, bởi chị bị câm, chị dễ bị tổn thương, chị cần được vỗ về, chở che hơn cô. Cô xinh đẹp, trẻ trung, cô biết nói… cô được tạo hóa ưu ái hơn chị, nên có những cái, cô phải lặng lẽ “nhường” lại cho chị.

Cô thầm nhủ: “Mình là mặt trời, chị là mặt trăng, một bầu trời không thể cùng lúc có cả mặt trăng lẫn mặt trời, hai thiên thể thần linh”. Nhìn mà xem, “Ngày đêm nối nhau, mặt trăng và mặt trời thay nhau, không hề va chạm, và sẽ không bao giờ gặp nhau”; cô và chị sẽ không thể cùng một lúc giành giật tình yêu của mọi người.

Dẫu có nhức nhối, dẫu có đau lòng, nhưng cô biết không còn cách nào khác. Cô vẫn yêu chị với một tình yêu “thơ ngây”, “lương thiện hồn nhiên”, lúc nào cũng ở bên chị. “Có một loại kẹo, tỏa hương thơm phức, rất đắng nhưng đúng là kẹo, vì thế có tên Kẹo Đắng”. Và cũng vì hai người là chị em sinh đôi, mảnh đời của hai người gắn liền với nhau, cũng như Kẹo Đắng, dẫu có “đắng” nhưng vẫn là “kẹo”, vẫn “tỏa hương thơm phức”, vẫn làm đắm lòng người.

Một cái kết có hậu như một “phần thưởng” xứng đáng cho các nhân vật. Dẫu có những hiểu lầm, có những nỗi đau, có những khoảnh khắc tạm thời xa cách… nhưng suy cho cùng, tất cả cũng chỉ vì tình yêu - tình người. Trong thế giới nhân vật của “Anh trai em gái” không có người xấu. Tất cả đều đáng thương. Tất cả đều xứng đáng được yêu thương và hạnh phúc.

Ngay cả mối tình lặng câm tội lỗi của Mai Mai cũng đáng được cảm thông, bởi nó xuất phát từ một niềm khao khát chính đáng (tuy có những lỗi lầm) của con người - khao khát được yêu thương, hơn tất cả, là khao khát được sống, được hưởng niềm vui như một con người bình thường.


Hôn lễ tháng Ba

“Hôn lễ tháng Ba” đầy ắp không khí gia đình. Lấy điểm tựa là những mối quan hệ gia đình như cha con, vợ chồng, anh chị em, và có điểm nhấn đặc biệt vào người phụ nữ trong gia đình, những câu chuyện trong “Hôn lễ tháng Ba” nhiều khi thực sự khiến ta rơi lệ. Dường như cuộc sống của một phụ nữ đã có gia đình khiến cho cây viết 24 tuổi này có những cái nhìn sâu sắc và thực sự đã chạm được vào những chi tiết rất đắt từ những số phận những con người, dù có chút hư cấu hay có những điều dường như không tưởng, nhưng sẽ dễ dàng nhận thấy hầu như những nhân vật của Tào Đình đều được đưa vào từ những nguyên mẫu ngoài đời thực.

“Hôn lễ tháng Ba” cũng đầy ắp những xúc cảm tình yêu. Có thể nhận thấy điều đó ở nhiều truyện ngắn trong tập truyện ngắn này của Tào Đình như “Tiểu Khả, kiếp sau anh sẽ cưới em”, “Bầu trời màu da cam” hay “Hôn lễ tháng Ba” trong đó “Tiểu Khả, kiếp sau sẽ cưới em” hứa hẹn sẽ là một câu chuyện để lại nhiều day dứt. Cách viết bài bản, chủ động dẫn dắt cốt truyện, câu từ nhẹ nhàng làm cho những câu chuyện của Tào Đình dễ làm cho người đọc cảm thấy gần gũi, thấy yêu thương hơn những người thân ở xung quanh mình.

Sự tái ngộ với độc giả Việt Nam lần này qua một tập truyện ngắn sẽ khiến cho nhiều người yêu văn chương của Tào Đình hài lòng không chỉ ở sự mới lạ của tập truyện (trước đây cô vẫn được biết đến với thể loại tiểu thuyết) mà đó còn như là một lời chúc, một món quà có ý nghĩa để chúng ta dành tặng cho những người phụ nữ mà chúng ta yêu mến trong ngày phụ nữ mồng 8 tháng 3, cũng là một cách đã chúng ta ngồi và chiêm nghiệm lại, cùng thông cảm với những số phận của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.


Phấn hoa lầu xanh

Nổi tiếng với những tiểu thuyết tình cảm đậm chất thành thị và chân thực, nhưng Tào Đình lại chọn bối cảnh cổ trang cho tiểu thuyết mới nhất của mình như một bước đột phá. Ngay khi ra mắt tại Trung Quốc, "Phấn hoa lầu xanh" đã là một hiện tượng trên thị trường sách khi bán rất chạy và được cả độc giả lẫn giới phê bình đánh giá cao. Tiểu thuyết là câu chuyện tự thuật về cuộc đời của một cô gái tài sắc vẹn toàn thời Bắc Tống mang tên Sở Sở. Sinh ra trong một gia đình gia giáo với thân phận của một tiểu thư cành vàng lá ngọc được dạy dỗ cẩn thận, cầm kì thi họa đều tinh thông nhưng chính những tình yêu lại đẩy cuộc đời Sở Sở đến chỗ đa đoan. Cuộc đời người con gái ấy đã gợi rất nhiều suy nghĩ cho độc giả về sự mong manh của những kiếp người, của hạnh phúc và cả cái chết…

Độc giả sẽ được tiếp cận với một không gian hoàn toàn mới về tình yêu, hạnh phúc, khổ đau. Lấy bối cảnh là thời phong kiến Trung Quốc xa xưa, dựa vào cốt truyện của dân gian, Tào Đình đã xây dựng số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh mang đậm chất cổ điển. "Phấn hoa lầu xanh" cũng dựng nên một bức tranh rõ nét, nhiều thần sắc về một xã hội bị những lễ giáo phong kiến ràng buộc. Ở đó, người con gái không có quyền tự do lựa chọn cuộc sống cho mình, không có quyền phản kháng lại số mệnh...

Trích
Khi nàng vẫn còn là một thiếu nữ e ấp, phẩm hạnh và cả tình yêu trung thành mà nàng dày công vun đắp đã bị thời gian gậm nhấm, cho tận tới khi chết đi rồi .

Khi nàng đã trở thành một kỹ nữ, học được cách nhìn đời bằng con mắt của kỹ nữ, phát hiện ra mọi thứ tựa hồ đều trở nên đơn giản, lại đã có thứ tự cả rồi .
......

Hồng trần biết mấy lúc nổi trôi, nàng đã tê dại rồi, trơ lì với thân phận gái làng chơi, hoặc giả nàng đã trơ lì với xã hội rồi.Nguồn:thuvien-ebook.com
Thanks NN đi !!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến